Một nhãn hiệu “hàng Việt Nam chất lượng cao” được sản xuất chủ yếu ở… Trung Quốc.

Nguồn gốc của cái tên Asanzo? Đơn giản là phát âm giống Sanyo và thêm chữ A để không bị kiện vi phạm thương hiệu, chứ trong tiếng Nhật thì nó chẳng có ý nghĩa gì!

Có thể thấy đây là một ví dụ kinh điển của treo đầu dê bán thịt chó: quảng cáo là thương hiệu Nhật nhưng không phải tiếng Nhật, công ty Việt Nam nhưng bán hàng Trung Quốc.

Mặc dù không phải là lần đầu tiên hiện tượng đầu tiên ở Việt Nam (trước đó có Khải Silk), cũng không phải là cuối cùng (Sau đó có Vincom), nhưng hẳn là vụ việc ảnh hưởng đến nhiều người tiêu dùng nhất, và giám đốc có những phát biểu ấn tượng nhất.

Các phát biểu đáng chú ý

“Asanzo nuôi 2000 công nhân không phải để bóc tem”

Phạm Văn Tam

Cuối buổi làm việc, chúng tôi hỏi rằng đến thời điểm này, ông có khẳng định sản phẩm của Asanzo là hàng Việt, do người Việt làm ra hay không?
Sau một hồi đắn đo, ông Tam nói: “Tôi nghĩ nó là hàng lắp ráp tại Việt Nam thì đúng hơn. Nó là sản phẩm được sở hữu từ công ty Việt Nam nhưng nó không phải là hàng Việt Nam”

Tuổi Trẻ – Phạm Văn Tam

Diễn biến vụ việc

Tháng 6/2019:

Tháng 7/2019

  • Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống hàng giả, gian lận thương mại cho biết đã giao Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp, tập trung làm rõ vụ Asanzo và ngày 30-8 sẽ có kết luận chính thức
  • Báo người lao động đưa tin “Nhiều chuyên gia kinh tế và luật sư cho rằng, Asanzo dường như không hề sai khi gắn nhãn Made in Vietnam vào sản phẩm tivi của mình, bởi đặt trong ngành công nghiệp điện tử với chuỗi giá trị toàn cầu, không doanh nghiệp nào có thể tự mình làm hàng nghìn chi tiết trong chiếc xe ô tô, hay tivi.”

Theo các quy định pháp luật hiện hành, Công ty cổ phần tập đoàn  Asanzo ghi xuất xứ Việt Nam đối với các sản phẩm sản xuất trong nước là chính xác.

Luật sư Trần Ngọc Trung, Cố vấn cao cấp Công ty Luật Baker & McKenzien

Tháng 8/2019:

  • Asanzo khởi kiện báo Tuổi Trẻ vì “đăng tải nhiều thông tin không chính xác, gây ảnh hưởng trầm trọng đến tình hình hoạt động, kinh doanh tại doanh nghiệp”
  • Giám đốc Asanzo tiếp tục đăng đàn bảo vệ cho cách kinh doanh của mình trên các phương tiện truyền thông khác

Kết luật cho đến tháng 8/2019

  • Asanzo có nhập linh kiện Trung Quốc và chiếm 70 thành phẩm
  • Asanzo khẳng định mình không nhập nguyên kiện thành phẩm từ Trung Quốc mà là do “công ty đầu mối” nhập – các công ty đầu mối này đều có liên quan đến Asanzo.
  • Asanzo “không sai” theo pháp luật Việt Nam (người tiêu dùng sai vì tự chọn Asanzo)
  • Người tiêu dùng không có cơ sở khiếu nại Asanzo về xuất xứ sản phẩm

2 Bình luận

ninja · 2019-10-08 lúc 3:41 chiều

????

    pê tê bóc · 2019-10-08 lúc 1:45 chiều

    Bác có mua asanzo không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *